Wednesday, December 5, 2012

Lục Tự Đại Minh Chú


Ý NGHĨA CỦA
LỤC TỰ ĐẠI MINH CHƠN NGÔN

Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanïdïe Vyuha Sùtra) ghi rằng: Thiện nam tử ! Sáu chữ Đại Minh Đà La Ni đó là Bản Tâm vi diệu của Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát. Nếu biết Bản Tâm vi diệu ấy, tức biết giải thoát”.
Đức Phật nói: “ Nếu có người thường thọ trì 06 chữ Đại Minh Đà La Ni thì khi trì tụng có 99 căng già sa số Như Lai nhóm hội, có vô số Bồ Tát nhiều như vi trần nhóm hội, cũng có chúng Thiên tử ở 32 cõi Trời cũng đều nhóm hội. Lại có 04 vị Đại Thiên Vương ở 04 phương làm hộ vệ. Có Ta Nga La Long Vương (Sàgara Nàgaràjà), Vô Nhiệt Não Long Vương (Anavatapta Nàgaràja), Đắc Xoa Ca Long Vương (Taksïaka Nàgaràja), Phạ Tô Chỉ Long Vương (Vàsuki Nàgaràja). Như vậy, vô số trăm ngàn câu chi na khế đa Long Vương đều đến hộ vệ người thọ trì ấy. Lại ở khắp trong cõi đất, hết thảy các Dược Xoa (Yaksïa), Hư Không Thần (Àka’sa Devatà) đến hộ vệ.
Thiện nam Tử ! Trong lỗ chân lông Ngài Quán Tự Tại có trăm ức Như Lai an trụ và khen ngợi người trì tụng ấy: “Lành thay ! Lành thay Thiện nam tử ! Ngươi hay được Như Ý Ma Ni Bảo, 07 đời giòng họ của ngươi sẽ được giải thoát”.
Thiện nam tử ! Người Trì Minh kia, ở trong bụng có các loài trùng thì chúng sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển của Bồ Tát. Nếu có người lấy 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này mà đeo giữ nơi thân, trên đỉnh. Thiện nam tử! Nếu thấy được người đeo giữ ấy thì cũng như thấy Thân Kim Cương, như thấy Tháp Xá Lợi, như thấy Đức Như Lai, như thấy một trăm ức Trí tuệ.
Nếu có Thiện nam Tín nữ nào hay y Pháp, niệm 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ được biện tài vô ngại, được Trí Tuệ Thanh Tịnh, được Đại Từ Bi. Như vậy, người đó ngày ngày được viên mãn công Đức của 06 Pháp Ba La mật Đa. Người đó được Trời Chuyển Luân Thánh Vương quán đỉnh. Khi người ấy nói, hơi từ trong miệng phát ra chạm đến thân người nào thì người được chạm ấy phát khởi Tâm Lành xa lìa Tâm Sân độc, sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển của Bồ Tát và mau chóng chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề Chính Đẳng Chính Giác.
Nếu người đeo giữ và thọ trì, lấy tay chạm đến thân người khác thì người được rờ chạm ấy mau được Bồ tát vị. Nếu kẻ nam, người nữ, con trai, con gái cho đến dị loại Hữu Tình khác thấy được người đeo và thọ trì ấy thì tất cả mau được Bồ Tát vị. Người như thế vĩnh viễn không còn chịu khổ: sinh, già, bệnh, chết, khổ thương nhau xa lìa … mà được sự niệm tụng tương ương không thể nghĩ bàn. Nay như thật mà nói lên 06 chữ Đại Minh Đà La Ni vậy!”.
Đức Phật lại bảo rằng: “Nếu có người biên chép 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì đồng với chép 84.000 Pháp Tạng. Nếu có người lấy vàng báu cõi Trời tạo hình tượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, số như vi trần, làm như vậy rồi, nói một ngày khánh lễ tán dương cúng dường, chỗ thu hoạch quả báo không bằng đã được quả Công Đức biên chép một chữ trong 06 chữ Đại Minh Đà La Ni ấy, đã khéo an trụ nơi Đạo Giải Thoát không thể nghĩ bàn.
Nếu Thiện nam và Thiện nữ, y Pháp niệm 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ đắc Tam Ma Địa gọi là: Trì Ma Ni Bảo Tam Ma Địa,  Quảng Bác Tam Ma Địa, Thanh Tịnh Địa Ngục Bàng Sinh Tam Ma Địa, Kim Cương Giáp Trụ Tam Ma Địa, Diệu Túc Bình Mãn Tam Ma Địa, Nhập Chư Phương Tiện Tam Ma Địa, Nhập Chư Pháp Tam Ma Địa, Quán Trang Nghiêm Tam Ma Địa, Pháp Xa Thanh Tam Ma Địa, Viễn Ly Tham Sân Ô Tam Ma Địa, Vô Biên Tế Tam Ma Địa, Lục Ba La Mật Môn Tam Ma Địa, Trì Đại Diệu Cao Tam Ma Địa, Cứu Chư Bố Úy Tam Ma Địa, Hiện Chư Phật Sát Tam Ma Địa, Quán Sát Chư Phật Tam Ma Địa … được 108 món Tam Ma Địa như vậy”.
Kinh này lại ghi rằng: Trừ Cái Chương! Tất cả Như Lai Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa tuyên nói 06 chữ Đại Minh Vương như thế. Tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác và các Bồ Tát, tất cả đều cung kính chắp tay làm lễ. Thiện nam tử ! Ở trong Pháp Đại Thừa thì đây là tối thượng tinh thuần vi diệu”.
Lại nữa, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương còn ghi nhận quá trình hóa độ các chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi của Đức Đại Bi Quán Tự tại và minh họa công đức uy thần, năng lực cứu độ vi diệu của Ngài đồng thời khẳng định rằng mọi công đức uy thần mà Ngài có được đều là thành quả của sự chứng đắc Lục Tự Đại Minh Chú.
Dựa trên công đức uy thần, năng lực hóa độ các chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi của Đức Đại Bi Quán Tự Tại, hệ Đông Mật của Nhật Bản đã ghi nhận 06 vị Quán Âm là 06 Hóa Tôn của 06 Đạo.
1.     Hóa Tôn Địa Ngục Đạo là: Thánh Quán Âm (Àryà Avalokite’Svara).
2.     Hóa Tôn Ngạ Quỷ Đạo là: Thiên Thủ Quán Âm (Sahasra Bhùja Avalokite’Svara).
3.     Hóa Tôn Súc Sinh Đạo là: Mã Đầu Quán Âm (Hàyagriva Avalokite’Svara).
4.     Hóa Tôn Tu La Đạo là: Thập Nhất Diện Quán Âm (Eka Da’sa Mukha Avalokite’Svara).
5.     Hóa Tôn Nhân gian Đạo là: Chuẩn Đề Quán Âm (Cundhe Avalokite’Svara).
6.     Hóa Tôn Thiên Đạo là: Như Ý Luân Quán Âm (Cinta Manïi Cakra Avalokite’Svara).
Quan điểm của Mật giáo Tây Tạng:
1. Theo ý nghĩa phổ truyền thì: OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ được dịch là “Quy y viên ngọc báu trong hoa sen” và được người Tây Tạng diễn tả là: Khi lòng Đại Bi (Màhà Karunïi) hoàn toàn khai mở như một hoa sen (Padme) vươn lên khỏi vũng bùn và bắt đầu nở hoa thì hương Từ (Maitriya) của Trí Tuệ (Manïi) bắt đầu tỏa ra khắp nơi và mọi hành động của Thân, Khẩu, Ý (OMÏ) mới thực sự phản ánh trọn vẹn đúng như cái ý nghĩa cao đẹp nhất của sự sống (HÙMÏ).
Theo truyền thống này thì:
OMÏ: có nghĩa Quy mệnh hay là 3 nghiệp Thân Khẩu, Ý.
MANÏI: là viên ngọc Như Ý trong Trí tuệ sáng chói.
PADME: là bên trong hoa sen, hay lòng Đại Bi nảy nở như hoa sen ló khỏi vũng bùn.
HÙMÏ: là ý nghĩa cao đẹp của sự sống.
2. Theo ý nghĩa phổ truyền khác thì:
OMÏ: trượng trưng cho sự hòa hợp của Trí Tuệ và Thân, Khẩu, Ý đã giác ngộ.
MANÏI: Ngọc Như ý, là viên ngọc quý được cầm nơi tay của Đại Bồ Tát, tượng trưng cho sự thanh tịnh.
PADME: Là hoa sen, tượng trưng cho người đã giải thoát tự tại ngoài sinh tử luân hồi. Vì hoa sen mọc từ bùn nhơ nhưng không bị nhiễm bùn, ám chỉ Đại Bồ Tát không còn bị ràng buộc bởi Nghiệp Báo và Sinh tử. Ngài đã hoàn toàn tự tại ngoài vòng khổ đau và luân hồi nhưng Ngài không an trụ cho riêng Ngài.
HÙMÏ: Tượng trưng cho Trí Tuệ thành tựu siêu việt của chư Phật, có tác động mãnh liệt xóa tan sự khổ não của Thế Gian.
Truyền thống này còn phối hợp 06 chữ của Lục Tự Đại Minh Chú với 06 Ba La Mật là:
OMÏ: Biểu tượng cho sự viên mãn Thiền Định Ba La Mật (Dhyàna pàramita), dứt bỏ Nhân luân hồi ở Thiên Giới.
MA: Biểu tượng cho sự viên mãn Nhẫn Nhục Ba La Mật (Ksïànti pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Tu La Giới.
NÏI: Biểu tượng cho sự viên mãn Trì Giới Ba La Mật (‘Sìla pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Nhân Gian Giới.
PAD: Biểu tượng cho sự viên mãn Tinh Tiến Ba La Mật (Vìrya pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Súc Sinh Giới.
ME: Biểu tượng cho sự viên mãn Bố Thí Ba La Mật (Dàna pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Ngạ Quỷ Giới.
HÙMÏ: Biểu tượng cho sự viên mãn Trí Tuệ Ba La Mật (Prajnõà pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Địa Ngục Giới.
Như vậy, truyền thống này dùng Công Đức uy thần và năng lực Thần Thông hóa độ vi diệu của Đức Đại Bi Quán Thế Âm mà diễn tả ý nghĩa của Lục Tự Đại Minh Chú .
5. Trong quyển “Kindness Clarity and in sight” (Thiện Tri Thức xuất bản ) Đức DaLai LaMa thứ 14 (Tezin Gyatso) giải thích 06 chữ của Lục Tự Đại Minh Chú là:
- OMÏ: tạo bằng 03 chữ A , U , M  tượng trưng cho Thân, Ngữ và Tâm thức bất tịnh của Thiền giả (Người hành Thiền), chúng cũng tượng trưng cho Thân, Ngữ và Tâm Thức thanh tịnh tuyệt vời của một vị Phật.
- MANÏI: viên ngọc, tượng trưng những yếu tố của phương tiện; ý định vị tha đạt đến giác ngộ, Đại Bi, Đại Từ như một viên ngọc chấm dứt sự nghèo khổ. Ý định vị tha được giác ngộ và có quyền lực loại bỏ sự thống khổ và những khó khăn trắc trở của vòng sinh tử và sự giải thoát riêng cho cá nhân mình. Như một viên ngọc lấp đầy những nguyện vọng của những chúng sinh, ý định vị tha được giác ngộ thành tựu những mong mỏi của họ.
- PADME: là hoa sen, tượng trưng cho Trí Tuệ. Bởi vì cũng như hoa sen mọc lên trong bùn mà không dơ nhiễm bởi sự bất tịnh của bùn. Trí Tuệ có quyền lực làm cho chúng ta trọn vẹn. Còn khi không có nó, chúng ta rơi vào mâu thuẫn.
- HÙMÏ: dấu hiệu hợp nhất của phương tiện và Trí Tuệ để cho sự tịnh hóa hoàn toàn.
Sự không phân biệt là sự kiện một Tâm thức mà trong đó phương tiện và Trí Tuệ trong hình thức hoàn mãn của chúng, kết hợp với nhau thành một thực thể không phân biệt. HÙMÏ là âm chủng tự của A Súc Bệ Phật (Aksïobhya – Bất Động ) bất động bất loạn vì không có gì có thể tác động.
Tóm lại, qua con đường thực hành, trong sự phối hợp không thể phân chia của phương tiện và Trí Tuệ, chúng ta có khả năng làm cho Thân, ngữ, Tâm bất tịnh của mình thành Thân, Ngữ, Tâm siêu việt của một vị Phật. Phật Tính (Buddhatà) không thể tìm được ở đâu khác ngoài tự nơi mình vì những yếu tố cần thiết cho sự thành tựu của nó thì ở nơi chúng ta.

6. Theo Đạo sư Tang Tong Gyalbo (Thang stongr Gayalbo) thì Lục Tự Đại Minh Chân ngôn được coi là sự chứa đựng, sự tập trung của tất cả năng lực thiêng liêng phát ra từ lòng Đại Bi và sự đại diệu dụng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong đó:
OMÏ: bao gồm 05 loại hình tượng và Trí Tuệ của Phật.
MANÏI: có nghĩa là viên ngọc báu (Bảo châu)
PADME: có nghĩa là hoa sen ( Liên Hoa)
Hợp hai nghĩa này với nhau thì MANÏI PADME có nghĩa là: “Ngài là Bậc Thủ Trì Liên Hoa và Bảo Châu” và đây cũng chính là Biệt hiệu khác của Quán Âm.
HÙMÏ: có công năng bảo hộ chúng sinh trong 06 nẻo.
Như vậy, ý nghĩa của Lục Tự Chân ngôn là: “Hỡi Bậc Đạo sư của 05 Phật Thân và 05 Trí Như Lai, Bậc Thủ Trì Liên Hoa và Bảo Châu! Xin Ngài hoan hỷ gia hộ cho chúng sinh trong 06 nẻo vượt qua các thống khổ”.
Đạo sư Tang Tong Gyalbo nhấn mạnh rằng Chân ngôn này có nhiều sự giải thích khác nhau. Tuy nhiên khi Trì Tụng không cần thiết phải nghĩ tới tất cả ý nghĩa ấy, chỉ một âm thanh của Lục Tự này vốn hàm chứa sức mạnh đơn thuần cố hữu sẽ tự nhiên truyền đạt Trí Tuệ và Từ Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát cho Hành giả và từ đó, qua Hành giả, nó sẽ truyền đạt đến tất cả chúng sinh.
Quan điểm của Mật giáo Trung Hoa và Nhật Bản:
Theo truyền thống của Mật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản, hầu như các bậc Đạo Sư chỉ chú ý vào phương pháp Tu Trì, thực hành Lục Tự Đại Minh Chú chứ không giải thích ý nghĩa của nó. Thế nhưng, qua quá trình tham khảo, chúng tôi nhận thấy các bậc Đạo Sư Mật Giáo lại rải rác giải thích ý nghĩa của từng câu chữ trong Lục Tự Đại Minh Chú, nên mạnh dạn kết hợp thành nghĩa thú như sau:
_ OMÏ ( ) được kết hợp bởi 03 chữ A , U , MA . Trong đó:
   A () là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh” nên A mang nghĩa của Pháp Thân (Dharma Kàya) hay Thân phổ biến, là thực trạng giống nhau đối với tất cả các Đấng Giác Ngộ. Tức là kinh nghiệm về tổng thể, về thực tại siêu nhân vị và sâu nhất của Pháp, của cơ sở nguyên sơ. Từ đó, lưu xuất mọi trật tự: vật lý, luân lý, tinh thần và siêu việt.
U () là “Tất cả Pháp Thí Dụ chẳng thể đắc” nên U mang nghĩa của Báo Thân (Samïbhoga Kàya) hay Thân an lạc, là thực trạng lý tưởng hay đặc tính Trí Tuệ của một vị Phật. Tức là trạng huống sáng tạo của nguyên lý trong lĩnh vực của thực tại lý tưởng và gây cảm hứng. Từ đó, xuất phát mọi cảm kích sâu sắc.
MA () là “Tất cả Pháp Vô Ngã chẳng thể đắc” nên Ma mang nghĩa của Hóa Thân (Nirmana kàya) hay Thân biến hóa, là thực trạng cá vị trong đó sự cảm kích biến thành hiện tướng và hành động trông thấy được. Tức là sự Thể nhập thành nhân vị hay cá vị của một Bậc Giác Ngộ.
Do đó, OMÏ nhiếp nghĩa vô biên, là đầu mối của các chữ. Tức là nơi phát sinh của tât cả các Pháp. Từ đây, OMÏ là MẪU của các Đà La Ni nên thường đặt ở đầu câu. Ngoài ra, tùy theo ý nghĩa của câu chú theo sau mà OMÏ biểu thị cho các nghĩa: Tam Thân ( 03 thân), Quy Mệnh, Cúng Dường, Cảnh giác, Nhiếp phục.
Đối với cá nhân Hành giả, thì OMÏ được xem là sự hợp nhất của 03 Mật (Thân mật, Khẩu mật, Ý mật) và tiền đề của 3 Mật là cần phải trau dồi Thân, Khẩu, Ý cho thật trong sạch. Chỉ khi nào giữ vững được Thân, Khẩu, Ý thì mới có thể bước chân vào con được tu trì. Vì thế OMÏ được xem là biểu tượng cho sức cố gắng phổ quát của sự giải thoát, tức biểu tượng này không phải là mục đích cuối cùng (như quan điểm của Ấn Độ Giáo) mà chính là điều kiện đầu tiên của chân giải thoát và của sự chứng ngộ hoàn toàn (Quan điểm của Phật giáo).
Lại nữa, trong Ngũ Trí Như Lai Man Đa La của Mật giáo Tây Tạng thì OMÏ là chủng tử của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana Tathàgata) biểu tượng cho yếu tố trong sáng của Tâm thức đang rạng tỏa khắp Pháp giới (Dharma Dhàtu) mang sức mạnh sáng tác và tràn đầy tính khoan dung, hỷ xả, thông cảm mọi tư tưởng, chấp nhận sự tự do cá nhân, định đoạt giáo nghĩa theo tinh thần sống động không giáo điều. Cho nên, OMÏ đại diện cho sự hiểu biết chân chính và cũng là nền tảng của các Pháp trong Phật giáo.
Như vậy, trong Lục Tự Đại Minh Chú thì OMÏ biểu tượng cho nền tảng căn bản của sự giải thoát, là “Sự hiểu biết chân chính”.
_ MANÏI (亙仗) là viên ngọc Như ý, biểu thị cho giá trị vô thượng, nhờ nó mà mọi ước nguyện được thỏa mãn. Nên thông thường MANÏI tượng trưng cho Đức Pháp Tài của chư Phật Bồ tát, thường hay tuôn mưa tài bảo của Thế gian và Xuất Thế gian để làm thỏa mãn các mong cầu của chúng sinh.
Tuy nhiên, ngay từ hình thức ban đầu, Phật giáo đã xác nhận viên ngọc quý là một biểu tượng của 3 nơi chứa đựng sự giác ngộ, đó là:
Phật (Buddha) tức các Đấng Giác Ngộ.
Pháp (Dharma) tức Chân lý đưa đến giác ngộ.
Tăng (Sanõgha) tức là cộng đồng tu sĩ  hay những người đang tiến bước trên con đường Giác ngộ.
Như vậy, theo Phật giáo thì giá trị vô thượng là sự giác ngộ viên mãn. Nhờ vào ánh sáng tỏa rạng từ sự giác ngộ mà mọi tối tăm mê mờ của Tâm Thức không còn khả năng trói buộc con người chìm đắm trong dòng sinh tử khổ đau nữa. Chính vì thế cho nên người nào có được viên ngọc quý tỏa rạng ấy thì người đó thoát khỏi vòng luân hồi, đồng thời viên ngọc quý không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác ngoài đóa sen (Padma) trong Tâm Ta.
Giáo thuyết của Kim Cương Thừa (Vajra Yàna) xác nhận là: “Những kẻ nào tìm thấy trong tâm có viên ngọc Như ý thì nó sẽ tỏa rạng Trí Tuệ giác ngộ, lúc đó kẻ ấy sẽ biến cái Thức sinh diệt thành cái Trí vĩnh cửu, nhận ra vô biên trong hữu hạn và chuyển sự phiền não luân hồi thành Niết Bàn tự tại”.
Như vậy, trong Lục Tự Đại Minh Chú, MANÏI không mang ý nghĩa về phước báu mà được biểu tượng cho Trí Tuệ sáng chói hay Phật tính bất sinh bất diệt vốn có sẵn trong Tâm của mỗi một chúng sinh.
_ PADME (扔榰) là bên trong hoa sen.
Theo Phật giáo, hoa sen (Padma) là một hình ảnh biểu tượng cho sự thuần khiết trong trắng không hề bị ô nhiễm. Ý nghĩa căn nguyên của hoa sen đều được diễn tả là: “Hoa sen mọc từ bùn đen, vươn lên khỏi mặt nước, ra khỏi mặt nước mới nở hoa và tỏa hương thơm tinh khiết. Mặc dù sinh trưởng từ bùn đen và nước bẩn nhưng nó không hề bị nhiễm sự dơ bẩn của những thứ này”.
Dựa vào hình ảnh ấy, giáo đồ Phật giáo nhận định rằng:
.) Hạt sen: Biểu thị cho hạt giống của Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) cực tĩnh vốn có của tất cả chúng sinh, dù bị trôi lăn trong bùn lầy sinh tử nhưng không hề mất đi bản tính thanh thịnh vốn có.
.) Nảy nở trong bùn đen nước bẩn: Biểu thị cho sự tinh tiến tu tập phạm hạnh (Bràhma càrya) phát huy bản tính thanh tĩnh vốn có trong bùn lầy chuớng ngại phiền não và nước bẩn sinh tử.
.) Vươn lên khỏi mặt nước: biểu thị cho trạng thái dứt trừ được Kiến Hoặc phiền não.
.) Nở hoa: Biểu thị cho sự tu tập viên mãn các Đức Hạnh cần làm, là mọi hành động tự lợi lợi tha dựa trên tính cách vô ngã, vô sở chấp. Đây là trạng thái dứt trừ Tư Hoặc phiền não và Lậu Hoặc phiền não.
.) Tỏa hương thơm tinh khiết: Biểu thị cho mùi thơm lan tỏa của Tâm Từ Bi Hỷ Xả bao trùm mọi hoạt động Thân, Khẩu, Ý và là trạng thái dứt trừ Trần Sa Hoặc phiền não.
.) Hoa nở bày gương sen và hạt sen: Biểu thị cho Tâm thanh tĩnh (tức gương sen) là vùng đất nâng đỡ hạt giống Bồ Đề quý báu bất diệt (tức hạt sen) vốn có trong tâm. Đây là trạng thái dứt trừ Vô Minh hoặc phiền não, tức là chuyển biến sự phiền não luân hồi thành Niết Bàn Tự tại.
Các trạng thái trên đều minh họa cho hiện tượng là khi Đức Hạnh và Trí Tuệ nảy nở thì nghiệp phiền não yếu dần và mất hẳn, tức là “Cái này sinh thì cái kia diệt, cái này diệt thì cái kia sinh”. Như thế, hoa sen có thể biểu tượng cho Tâm Thức sinh diệt của mỗi một chúng sinh.
Bí Tạng Ký ghi rằng: “Tâm phàm phu như hoa sen khép kín, Tâm Thánh Nhân như hoa sen nở rộ”.
Hoặc ghi là: “Trái tim thịt (Hrïdaya) của chúng sinh có 8 múi vốn là hoa sen tám cánh nhiếp trì mạn đà là (Manïdïala : Đạo tràng) của các Tôn”.
Theo ý nghĩa này thì hoa sen (Padma) biểu tượng cho Bản Tâm của chúng sinh và Padme tượng trưng cho ý nghĩa “Bên trong Bản Tâm”.
Như vậy MANÏI PADME được diễn dịch là: ‘Trí Tuệ sáng chói trong tâm của chính mình” hay “Phật Tính bất diệt trong Tâm Thức sinh diệt”.

_ HÙMÏ ( ) được hợp thành bở 4 chữ A , HA , Ù , MA. Trong đó:

   A ()là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh” biểu thị cho nghĩa Pháp Thân, dùng nhiếp Lý thực tế của tất cả Chân Như Pháp giới Tính.
   HA () là “Tất cả NHÂN (hạt giống) chẳng thể đắc” biểu thị cho nghĩa Báo Thân, dùng nhiếp Giáo tất cả: Trong ngoài, lớn nhỏ, quyền thực, hiển mật.
   Ù () là “Tất cả Pháp Tổn Giảm chẳng thể đắc” biểu thị cho nghĩa Ứng Thân, dùng nhiếp Hạnh của tất cả: 3 Thừa, 5 Thừa.
MA () được biểu diễn bằng một điểm tròn trên đầu chữ là “Tất cả Pháp Ngô Ngã chẳng thể đắc” hay MA là Nhân Ngã (Atma) tức là vọng tình sở chấp. Nếu lìa được Tổn giảm và Tăng ích liền hợp với Trung đạo. Do đó, MA biểu thị cho Hóa thân, dùng Pháp vô sở bất nhiếp nhất thiết quả (không có gì không nhiếp được tất cả Quả).
Do vậy, HÙMÏ biểu thị cho Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) của tất cả Như Lai, là nguyên lý tình thương phổ biến của Tâm Giác ngộ. Hay HÙMÏ là cửa ngõ của sự thành tựu trong đời qua sự buông bỏ Bản Ngã và nguyện dâng hiến trọn đời cho công việc cứu độ chúng sinh. Vì thế, HÙMÏ còn biểu tượng cho cuộc sống cao đẹp.
Lại nữa, do Tâm Bồ Đề là biểu tượng cho sự phá tan mọi nghiệp ác nên HÙMÏ còn mang nghĩa “Tồi phá”, tức là đập tan mọi nhân Vô Minh để hiển nghĩa Đại Không cực thiện.
Vì người phát Tâm Bồ Đề là người nguyện hy sinh Bản Ngã của mình và tận lực thực hiện công hạnh hóa độ chúng sinh. Chính sự hy sinh này đã tạo thành cái sức mạnh làm cho Ma Vương (Màra Ràja) và quyến thuộc của nó phải sợ hãi lánh xa. Do đó, HÙMÏ còn mang ý nghĩa “Khủng bố”, tức là xua đuổi các loài ma ác, quỷ dữ.
Lại nữa, người phát Tâm Bồ Đề đã hy sinh Bản Ngã nguyện đem lại sự an lạc tốt lành cho tất cả chúng sinh nên tạo thành năng lực ủng hộ bảo vệ cho họ vượt thoát mọi chướng nạn. Do đó, HÙMÏ còn mang ý nghĩa là “Hộ vệ khắp cả”.
Từ các ý nghĩa này , nên HÙMÏ là chủng tự của các vị Trì Kim Cương (Vajra Dhàra),  Phẫn Nộ Minh Vương ( Krodha Vidya Ràja ) Phẫn Nộ Thần Vương (Krodha Devatà Ràja), hay HÙMÏ là chủng tử chung của chư Thiên trong 3 Bộ và HÙMÏ được biểu tượng cho đời sống cao đẹp của Thánh Nhân.
Tóm lại, OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ có thể được diễn dịch là: “Khi chân chính thức ngộ được Phật Tính bất diệt vốn có trong Tâm của mình thì cuộc sống cá nhân mới thực sự có ý nghĩa cao đẹp nhất”.
Ý tưởng này đã được Kinh Pháp Hoa (Saddharma Punïdïarika Sùtra) minh họa qua hình ảnh một kẻ nghèo khổ mang viên ngọc quý trong người mà chẳng biết, lại cứ mải mê chìm đắm trong cuộc sống đói khát lang thang. Đến lúc gặp một người tốt chỉ cho biết là mình vốn mang viên ngọc quý thì kẻ kia chợt bừng tỉnh và từ đó người cùng tử ấy bắt đầu thực hiện một cuộc sống đầy ấm êm và khoái lạc.
Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già Quán Tự Tại Vương Như Lai Tu Hành Pháp có ghi: “ Kết A Di Đà Định Ấn, đặt lên trên Bán Già, ngưng thở, quán sát một cách tường tận rằng các Pháp đều do Tự tâm, hết thảy phiền não như quáng nắng, như hoa đốm giữa hư không. Sau khi quán như vậy xong, khẩn nguyện chư Phật chỉ thị hành xứ cho mình và tụng Chân ngôn: “OMÏ  SAMAYE PADME HRÌHÏ – Nghĩa là: Quy y Bản thệ nguyện trong Tâm – Hrìhï”
Dựa vào những căn tính khác nhau của chúng sinh, Đức Phật đã giảng dạy các Pháp môn: Danh sắc (Nàma Rùpa- Tâm và Sắc) , 5 Uẩn (Pamïca Skandha), 6 Xứ (Sïadïàyatana), 12 Xứ (Dvàda’sàyatana), 18 Giới (Asïtïàda’sa dhàtavahï), 6 Đại giới (Sïadïa dhàtu)…nhằm giúp cho chúng Hữu Tình nhanh chóng trực ngộ được thực chất của mình và nương vào đó để vượt thoát cảnh khổ não của vòng luân hồi sinh tử.
Sự khảo sát thực chất của chúng Hữu Tình không ra ngoài dạng Sắc (Rùpa) và Tâm (Citta) nên hệ thống Mật giáo đã dùng 6 đại: Địa đại (Prïthivi – dhàtu), Thủy đại (Ab-dhàtu), Hỏa đại (Tejo-dhàtu), Phong đại ( Vàyu-dhàtu), Không đại (Àkà’sa-dhàtu), Thức đại (Vijnõàna-dhàtu) làm đối tượng Thiền định, trong đó 05 đại đầu là Sắc và đại thứ sáu là Tâm. Sắc là nguyên tắc vận chuyển của muôn vật và Tâm là nguyên lý phản chiếu trên sắc. Cho nên 05 đại đầu là LÝ cái được biết, là sự thật và đại thứ 06 là TRÍ tức là cái biết hay người biết (Giác giả), là Trí Tuệ nhận biết sự thật. Cả hai dạng Sắc, Tâm (hay Lý, Trí) đều không thể tác rời nhau mà tồn tại được. Như vậy, khi đối vật, nếu chúng Hữu Tình đem Tâm tham ái (Ràga) Sân hận (Dvesïa) Si mê (Moha) phản chiếu lên chúng thì vạn pháp trở thành vòng dây phiền não cột chặt chúng sinh vào vòng sinh tử luân hồi. Ngược lại, nếu chúng Hữu Tình dùng Tâm ý sáng suốt (Buddhi), Định tĩnh (Samàdhi), Trong lành (vi’sudhha) phản chiếu lên vật thì vạn Pháp trở thành diệu dụng nhiệm màu thúc đẩy bậc Giác Giả an nhiên tự tại, vượt thoạt mọi phiền não khổ đau.
_ Theo Ngũ Luân Tam Muội thì:
A () có nghĩa là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh”. Trong quá trình Thiền định, đột nhiên hành giả tự giác được tướng của thân tâm đều trống rỗng (‘Sùnya – Không) phá hủy chủ thể và quan niệm chủ quan về Thế giới, chỉ chú ý đến Thể NHƯ (Tàthata) Khách quan. Nhận rõ được các vật cũng như cái rỗng không, cái rỗng không cũng là các vật. Tức nhận biết được các tổng thể trong mỗi hình tướng hiện tượng. Cái biết về cái vô hạn trong cái hữu hạn, cái vô thời hạn trong cái có thời hạn, nghĩa là cái biết bao quát về tất cả sự vật hữu tướng và vô tướng. Nhờ vậy, Tâm hành giả an nhiên bất động giống như ĐẤT có đủ 02 nghĩa Trụ Trì bất động và sinh ra vạn vật. Vì thế, Tam Muội này được gọi là ĐỊA LUÂN TAM MUỘI.
VAMÏ () là thanh chuyển của chữ VA () với VA là chủng tử của ngôn ngữ, nó đưa đến sự giận dữ chướng ngại. Nhưng trong chữ VA lại có chữ A. Khi nhập vào chữ A thì lìa được sự giận dữ và chướng ngại. Do vậy, A Tự Môn có nghĩa là “Vượt quá đường ngôn ngữ”. Khi chữ VA được chấm thêm điểm đại không trên đầu thì trở thành VAMÏ  (). Vì điểm Đại Không biểu thị cho nghĩa Tam Muội đại không nên VAMÏ chính là Đại Bi Trí Thủy (Nước Trí Đại Bi) hay dập tắt lửa sân nộ và nuôi lớn căn lành vượt qua chướng ngại. Trong quá trình Thiền Định, Hành giả ở trong Địa Luân Tam Muội, nếu an nhiên với mọi cảm giác dẫn đến sự an lạc tràn khắp thân thể, nước Định thấm ướt Tâm và phát ra mọi công đức của Thiền định. Nghĩa là Hành giả tự giác trong Tâm, tăng trưởng căn lành, thân tâm nhu nhuyễn, phá nát Tâm cao ngạo sân nộ và tùy thuộc Thiện pháp giống như Nước có 02 nghĩa là thấm ướt sinh trưởng và tự tính nhu nhuyễn. Vì thế, Tam Muội này được gọi là THỦY LUÂN TAM MUỘI.
RAMÏ () là thanh chuyển của chữ Ra (), trong đó Ra Tự Môn có nghĩa là “Giải thoát được các tội lỗi”. Do có điểm Đại Không trên đầu nên RAMÏ chính là Trí Hỏa Tam muội hay thiêu đốt tất cả bụi dơ vô thủy vô minh của chúng sinh và giúp cho mầm giống của Tâm Bồ Đề được sinh trưởng giống như lửa có 02 nghĩa là thiêu cháy và làm chín. Trong Thiền Định, hành giả trực kiến được sự tiếp hợp của các trạng thái trái ngược nhau. Bằng nhiệt tâm buông xả, hành giả thu nhiếp được tất cả Đức Tính, nối liền các điều cao siêu nhất với sự sâu kín nhất. Nghĩa là hành giả phát khởi Kiến Tư Chân Tuệ, phá vỡ tất cả trần sa phiền não, bước vào địa vị Tam Hiền Thập Địa. Vì thế, Tam Muội này được gọi là Hỏa Luân Tam Muội.
HẠM () là thanh chuyển của chữ HA () trong đó Ha Tự Môn có nghĩa là: “Mau lìa các nhân duyên”. Do có điểm Đại Không trên đầu nên HẠM chính là Tự Tại Lực Tam Muội hay đuổi trừ ma ác, đập nát các phiền não, được đạo phương tiện, hay phát sinh các loại căn lành xuất thế, sinh trưởng công đức. Trong Thiền Định, hành giả trực nhận được sự biến đổi luân hồi của cơ thể và tăng dần sự giác ngộ trong tâm trí giống như gió hay phá hoại và lay động vạn vật. Vì thế HAMÏ được gọi là PHONG LUÂN TAM MUỘI
KHAMÏ () là thanh chuyển của chữ KHA () trong đó Kha Tự Môn có nghĩa là: “Trí ngang bằng với Hư Không”. Do có điểm Đại Không trên đầu nên KHAMÏ chính là Đại Không Tam Muội, hay cắt đứt tất cả Kiết sử, thành tựu A La Hán (Arhat). Nếu tại Tâm Bồ Tát tức là Kim Cương Bát Nhã (Vajra Prajnõa – Kim Cương Tuệ) hay phá trừ Tổng Hoặc của Vô minh (Avidya) chứng đắc Nhất Thiết chủng Trí. Bồ Tát y vào đó có thể đắc quả Đại Bồ Đề. Trong Thiền Định, các cảm giác có ngã của hành giả được phóng thích, được tự do, vượt qua cái muốn của nhân vị. Lúc đó, các quyền năng Tâm thức được thức tỉnh và thực hiện được sự hoàn mãn cao cả nhất của tinh thần trong thực trạng giác ngộ. Nghĩa là tâm Thức Cá Nhân trở thành Tâm thức Tổng thể, là đỉnh cao của sự giải thoát, là Đẳng ngang bằng của Tự Thân và Pháp giới, giống như Hư Không ngang bằng tất cả. Vì thế, KHAMÏ được gọi là KHÔNG LUÂN TAM MUỘI.
_ Nếu hành giả tu trì Chân ngôn dùng 05 chữ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ bố trí trên 05 bộ vị của thân thể để trang nghiêm gia trì thân mình thì gọi là: Ngũ Tự Nghiêm Thân Quán, Ngũ Luân Thành Thân Quán, Ngũ Tướng Thành Thân Quán.
Chữ A () là hình vuông, màu vàng (Pìta) quán làm Kim Cương Luân, gia trì ở thân dưới và gọi là Du Già Tọa, trụ ở Kim Cương kiên cố là đất của Tâm Bồ Đề.
Chữ VAMÏ () là hình tròn, màu trắng (Avadàta) quán làm Thủy Luân, gia trì trên rốn, gọi là Đại Bi Thủy, hay đắc được Đại Bi Tam Muội.
Chữ RAMÏ () là hình tam giác, màu đỏ (Lohita) quán làm Hỏa Luân, gia trì ở trái tim, gọi là Trí Hỏa Quang, hay trừ Cấu Uế.
Chữ HAMÏ () là hình bán nguyệt, màu đen (Krïsïnïa), quán làm Phong Luân, gia trì ở Tam Tinh, gọi là Tự Tại Lực, hay đuổi trừ ma ác.
Chữ KHAMÏ () là hình chấm, hình giọt, màu tạp sắc (Vicitra varnïa) quán làm Không luân, gia trì ở đỉnh đầu, gọi là Đại Không, hay ngang bằng giữa Tự thân và Pháp giới.
_ Theo ý nghĩa “Phát sinh chư Phật” thì 05 đại được diễn tả là:
A là gieo hạt giống Tâm Bồ Đề xuống giữa Đất Tâm Nhất Thiết Trí
VAMÏ là dùng nước Đại Bi làm cho thấm ướt hạt giống.
RAMÏ là dùng mặt trời Đại Tuệ soi vào để thúc chín hạt giống
HAMÏ là dùng gió phương tiện hô hào khuyến thích thúc đẩy hạt giống tăng trưởng
KHAMÏ là dùng cai trống rỗng của Đại Không làm cho hạt giống tăng trưởng không ngăn ngại. Nhờ thế hạt giống bất tư nghị kia cứ thứ lớp lớn dần cho đến khi tràn đầy Pháp giới, hiện thành cây Pháp Vương.
_ Trong “Tam Chủng Tất Địa Phá Địa Ngục Chuyển Nghiệp Chướng Xuất Tam Giới Bí Mật Đà La Ni”do Tam Tạng Thiện Vô Úy dịch thì:
“A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ được gọi là Ngũ Tự Pháp Thân Chân ngôn. Nếu từ chữ A quán xét rõ ràng như mặt trời chiếu trên hư không tức là Liễu Quán Phật Tính và sẽ gặt được phuớc báo không có gì sánh được”.
Ngoài ra Kinh này còn ghi nhận là:
Chữ A là Kim Cương Bộ (Vajra Kulàya) là Lý Pháp Thân của Đại Nhật Như Lai, vốn có tính thanh tĩnh nên chẳng thể đắc được Lý cùng cực cứu cánh. Theo quy ước thì Địa là Sắc uẩn (Rùpa Skandha) được phối trí với Đức A Súc Như Lai ở phương Đông.
VAMÏ là Liên Hoa Bộ (Padma Kulàya) là Báo Thân của Đại Nhật Như Lai, tức là Pháp Thần thông tự tại thuộc biển Trí của Đại Nhật Như Lai. Theo quy ước thì Thủy là Tưởng Uẩn (Samïjnõa Skandha) được phối trí với Đức A Di Đà Như Lai ở phương Tây.
RAMÏ là Bảo Bộ (Ratna Kulàya) là Hóa Thân của Đại Nhật Như Lai, tức là Lý Hỏa trong đất Tâm của Đại Nhật Như Lai, hay thiêu đốt tất cả bụi dơ vô thủy vô minh của chúng sinh và sinh mầm giống của Tâm Bồ Đề. Theo quy ước thì Hỏa là Thọ Uẩn (Vedanà Skandha) được phối trí với Đức Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam.
HAMÏ là Yết Ma Bộ (Karma Kulàya) là Pháp Thân Đại Lực của Đại Nhật Như Lai, tức là nghĩa của 03 môn giải thoát, 03 Tế chẳng thể đắc thuộc Phong đại trong sự thường trụ vô lượng của Đại Nhật Như Lai. Theo quy ước thì Phong là Hành Uẩn (Samïskàra Skandha) được phối trí với Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai  ở phương Bắc.
KHAMÏ là Hư Không Bộ (Àkà'sa Kulàya) là Tướng Vô Kiến đỉnh của Đại Nhật Như Lai, là xứ đại Không Trí, tức sở chứng của 05 vị Phật, là Lý Trí của Chân Như tịch diệt Theo quy ước thì Không là Thức uẩn (Vijnõàna Skandha) được phối trí với Đức Tỳ Lô Giá Na ở phương chính giữa.
_ Theo hệ thống Mật giáo Tây Tạng thì A Súc Như Lai là dạng Thần cách hóa của Trí Đại Viên Kính (Adar’sa Jnõàna) là kinh nghiệm Tâm thức bất động, trực tiếp trông thấy mọi hiện tượng đang hiện hành trong Pháp Giới một cách rõ ràng không vướng mắc. Tức là trí thanh lọc làm tiêu tan và thu nhiếp tất cả yếu tố nhân vị của cá nhân.
Bảo Sinh Như Lai là dạng Thần cách hóa của Trí Bình Đẳng Tính (Samanta Jnõàna) là Trí thấy biết sự nhất thể sâu kín, căn bản của các thực thể. Do Trí này mà mọi tình cảm ích kỷ riêng tư được chuyển hóa thành tình thương bao quát tất cả.
A Di Đà Như Lai là dạng Thần cách hóa của trí Diệu Quán Sát (Pratyaveksïana Jnõàna) là Trí thấy biết nội tâm một cách rõ ràng, là Trí khéo quán tướng chung tướng riêng của các Pháp mà không hề bị ngăn chuyển, lạiy theo từng loại căn cơ của chúng Hữu Tình mà thuyết Pháp giáo hóa họ một cách tự tại.
Bất Không Thành Tựu Như Lai là dạng Thần cách hóa của Trí Thành Sở Tác (Krïtya Musïtïhàna Jnõàna) là Trí phân biệt rõ ràng các hậu quả của mọi hành động và thành tựu được tất cả công Đức. Đây là Trí giải thoát các nghiệp.
Tỳ Lô Giá Na Như Lai là dạng Thần cách hóa của Trí Pháp Giới Thể Tính (Dharma dhàtu parakrïti Jnõàna) là Trí thâm nhập khắp nơi trong Pháp giới, chuyển hóa Tâm thức cá vị thành Tâm Thức tổng quát.
Do Trí Vô ngại vô tư nhận biết mọi sự vật đúng theo bản chất chân thật của chúng mà Đại Viên Kính Trí đã đẩy xa sự giận ghét oán hận và trì độn mù quáng, chấm dứt những hình thức hiện sinh quỷ quái ở cõi Địa Ngục và cõi Súc Sinh.
Do Trí Bình Đẳng không chấp trước, vô tư vô kỷ mà Bình Đẳng Tính Trí đã làm mất Bản ngã tự phụ hoài nghi, chấm dứt hình thức hiện sinh ở cõi Người.
Do Trí phân biệt cao diệu nên Diệu Quán Sát Trí đã loại bỏ sự tham dục đam mê thèm khát, chấm dứt hình thức hiện sinh ở cõi Ngạ Quỷ.
Do Trí biểu thị lòng Từ Bi và hảo tâm mà Thành Sở Tác Trí đã làm chấm dứt sự ganh tỵ tranh đấu, chấm dứt hình thức hiện sinh ở cõi A Tu La.
Do Trí thấy biết thực tại cao siêu nhất mà Pháp Giới Thế Tính Trí đã đẩy xa những ảo tưởng kiêu mạn của chư Thiên và tham vọng có một hình thức hiện sinh như thế.
Như vậy, 05 Trí chính là phương tiện loại bỏ mọi hình thức tái sinh trong 03 cõi 06 đường, nghĩa là chấm dứt dòng sinh tử phiền não khổ đau. Nói cách khác, khi nhận biết được thực tính của 05 đại thì 05 Uẩn tan rã (Ngũ uẩn giai không) và 05 Trí hiện bày, tức là Phật Trí hiển hiện trong Tâm. Từ đấy, chúng Hữu Tình từ bỏ mọi hình thức phiền não trói buộc mà đi vào cuộc sống cao đẹp của Thánh nhân.
Theo hệ thống Đông Mật của Nhật Bản thì 05 đại: địa, thủy, hỏa, phong, không là 05 phần của Tháp Suất Đỗ ba (Stùpa) tượng trưng cho Chân như là một Thân viên mãn biểu thị cho cái bị biết (tức Thai tạng Giới – Garbha dhàtu) còn Thức đại là cái (tức Kim Cương Giới – Vajra dhàtu) phản chiếu trên cái sự biết và Pháp Thân Đại Nhật Như Lai đại diện cho sự dung hợp của 02 bên được diễn tả như sau:


Pháp Thân của Đại Nhật Như Lai là dạng nhân cách hóa của Pháp (Chân Như) với mục đích nhấn mạnh rằng “Bản chất của con người là Pháp Thân Đại Nhật”.
Vì vậy, Đại sư Hoằng Pháp (Kobo) tức Không Hải (KuKai) đã nói Kinh và Luận che dấu sự bí mật của Chân ngôn thừa. Nếu không dùng hình vẽ, người ta không thể hiểu được”
_ Qua sự khảo sát trên, chúng ta nhận thấy:
OMÏ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ nghĩa là nhận biết được thực tính của 05 đại: địa thủy hỏa phong không, và được Thần cách hóa thành Biến Chiếu Như Lai (Vairocana Tathàgata).
MANÏI là viên ngọc báu hay Trí Tuệ, được Thần cách hóa thành Như Ý Bảo Châu Vương Bồ Tát (Cinta manïi ràja Bodhisatva) hay ban Phước báu và Trí tuệ cho chúng Hữu Tình nhằm giúp cho họ thọ nhận được Tam Muội Kim Cương Bất Hoại và Thánh vị của Phổ Hiền Bồ tát (Samanta Bhadra Bodhisatva). Do Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho Tâm Bồ Đề , nên rốt ráo Như  Ý Bảo Châu Vương Bồ Tát lại chính là Phật Trí vốn có của chúng hữu Tình.
PADME là bên trong hoa sen, hay bên trong bản Tâm thanh tịnh không cấu nhiễm.
HÙMÏ là cuộc sống cao đẹp của Thánh nhân.
Do vậy, “OMÏ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ–MANÏI PADME HÙMÏ” có thể được diễn dịch là: “Khi nhận biết được thực tính của của 05 đại thì Phật Trí hiển hiện trong Tâm Thanh Tịnh vô nhiễm cấu để đi vào cuộc sống cao đẹp của Thánh nhân”
Dựa vào ý nghĩa này thì Thần chú “Tức Thân Thành Phật” là phương tiện trực kiến Phật Trí của Lục Tự Đại Minh Chú Tự Minh chú.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ
LỤC TỰ MINH CHÚ
Do sự lưu truyền rộng rãi nên tùy theo Tín ngưỡng và căn tính của từng địa phương mà cách thức tu trì “Lục Tự Minh chú” có nhiều sự sai khác. Đại đa số giáo đồ Phật giáo thường trì niệm Lục Tự Minh chú để cầu xin Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ban rải thần lực cứu khổ trừ mê, diệt trừ sợ hãi hoặc cầu nguyện thác sinh về cõi Cực Lạc theo phương pháp phổ thông là Lần chuỗi trì chú, Chuyển pháp luân trì chú, Quán tưởng trì chú.
Hệ Mật giáo Ấn Độ thường dùng âm thanh trì chú phối hợp với sự điều hòa hơi thở để thanh lọc thân tâm hoặc quán tưởng chữ PHẠN an bố trên thân thể nhằm khai mở luồng sinh lực tiềm ẩn trong các luân xa để hòa nhập cùng năng lực vũ trụ.
Hệ Mật giáo Nhật Bản cho rằng: Vì Đại nguyện Từ Bi muốn cứu bạt khổ não cho tất cả chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi nên 06 chữ trong Tâm chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã hóa thành 06 vị Quán Âm là 06 Tôn của 06 nẻo.
a) OMÏ hóa hiện thành Như Ý Luân Quán Âm là Hóa Tôn của Thiên Giới. Chân ngôn của Ngài là:
Namo Ratnatrayàya.
Namahï Àrya avalokite ‘svaràya Bodhisatvàyà, mahà satvàya, mahà karunïikàya.
Tadyathà: Omï cakra vartti Cintamanïi mahà padme ruru tisïtïa jvala  akarsïaya hùmï phatï svàhà.
+ Như Ý Luân Tâm chú là:
Omï  Padma cintamanïi jvala hùmï
+ Như Ý Luân Tùy tâm chú là:
Omï  Varada padme hùmï
 b) MA hóa hiện thành Thập Nhất Diện Quán Âm, là Hóa Tôn của A Tu La Giới. Chân ngôn của Ngài là:
Omï    – Ruhe ‘svara – hrìhï
 c) NÏI hóa hiện thành Chuẩn Đề Quán Âm, là Hóa Tôn của Nhân Gian Giới. Chân ngôn của Ngài là:
Omï – Cale Cule Cudhe - svàhà
 d) PAD hóa hiện thành Mã Đầu Quán Âm, là Hóa Tôn của Súc Sinh Giới. Chân ngôn của Ngài là:
Omï  – Amrïta  udbhava  hùmï  phatï
 e) ME hóa hiện thành Thiên Thủ Quán Âm, là Hóa Tôn của Ngạ Quỷ Giới. Chân ngôn của Ngài là:
Omï  – Vajra dharma – hrìhï
 f) HÙMÏ hóa hiện thành Thánh Quán Âm, là Hóa Tôn của Địa Ngục Giới. Chân ngôn của Ngài là:
Omï  – Arolik – svàhà
Vì mỗi Tôn Hình là một biểu tượng của sự giải phóng tùy theo tâm trạng và trình độ của mỗi người, đồng thời âm thanh phát ra đúng cách có thể tạo ra các quyền năng siêu hình ảnh hưởng đến cõi giới xa xăm nào đó, nên ngoài việc trì tụng Lục Tự Minh chú, giáo đồ Mật giáo Nhật Bản còn quán tưởng 06 chữ Chân ngôn biến thành 06 vị Quán Âm để tu pháp Tức Tai, Tăng Ích, hoặc Giáng Phục.
(Tại Trung Hoa, các vị Đạo sư Mật giáo thường truyền dạy phương pháp “Định tâm niệm chú” nghĩa là tập trung tâm ý chuyên chú vào một đối tượng để loại trừ Tâm Tán loạn. Theo cách này, hành giả cần phải giữ gìn thân tâm cho trong sạch, cữ ăn Ngũ Tân (hành, hẹ, tỏi, nén , hưng cừ) và các vị tanh hôi. Lại phải phát tâm Bồ Đề, khởi lòng Đại Bi, chí thành quy y Đức Quán Thế Âm. Tu tập như vậy lâu dần thì tai họa tiêu tan, cầu gì được nấy. Ngoài ra các vị Đạo sư còn khuyên dạy phương pháp “Tán Tâm niệm chú” nghĩa là có thể trì niệm lục Tự Minh chú bất cứ lúc nào (đi, đứng, nằm, ngồi), bất cứ chỗ nào, bất cứ đang làm việc gì … nhằm gieo duyên với Đức Quán Thế Âm và loại trừ dần dần tâm ý tà bậy.
_ Nhiều hệ phái vô vi Trung Hoa đã sử dụng câu chú “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG, HỒNG RỊ BÁT MA NI ÁN” hoặc “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG, HỒNG DI BÁT NI MA ÁN” kèm với sự quán tưởng linh phù để liên hệ với mẹ Sinh mẹ Độ và tương ứng với các vị Thần Thánh để cầu xin Bí pháp tu tập.
_ Hoặc có hệ phái an bố Lục Tự Minh chú để luyện pháp TỊNH THÂN như sau:
Đứng ngay thẳng, tay trái: ngón cái vịn đầu ngón trỏ thành hình cái vòng, duỗi thẳng các ngón còn lại và buông xuôi theo thân mình. Tay phải kết Ấn Cam Lộ án theo từng bộ vị từ lỗ rốn, bên trái rốn, bên trên rốn, bên phải rốn, bên dưới rốn, cổ họng. Mỗi nơi mỗi đọc Chân Ngôn.
(1)  ÁN Ngô Thân Tỳ lô Giá Na Phật.
(2)  Ma Ngô Thân Bất Động Phật
(3)  NI Ngô Thân Bảo Sinh Phật
(4)  BÁT Ngô Thân Vô Lượng Thọ Phật
(5)  DI Ngô Thân BẤt Không Thành Tựu Phật
(6)  HỒNG Ngô Thân Đại Thế Chí Kim Cương.
_ Hoặc có hệ phái dùng Lục Tự Minh chú để bồi dưỡng khí lực, trị liệu bệnh tật.
+ Theo giáo sư Lâm Vân (Trung Hoa) để cứu chữa cơ thể đang bị suy nhược bệnh hoạn thì có thể sự dụng 06 âm của Lục Tự Minh chú kèm với 06 màu chính, thành phương pháp bồi dưỡng khí lực, gọi là LỤC ĐOẠN THIỀN.
Phải theo đúng Pháp: Bắt quyết tĩnh tâm (Tay trái đặt trên tay phải, hai bàn tay đều để ngửa, hai ngón cái chụm lại xấp thẳng đứng một góc vuông vắn với lòng bàn tay). Niệm thần chú Tĩnh tâm (GATE , GATE , PÀRAGATE , PÀRASAMÏGATE , BODHI , SVÀHÀ). Sau đó ngồi yên lặng, điều hòa hơi thở, hít vào thở ra thật sâu, đủ 8 hơi ngắn 01 hơi dài (cả thảy là 9 lần).
Quán tưởng hai bàn chân có hai mặt trời nhỏ đang tỏa ánh sáng và hơi nóng khiến gót chân nhận biết được. Từ đó hai tia nắng trắng tinh mang âm ÚM (OMÏ) từ dưới gan bàn chân nhập vào thân xác.
Tia nắng trắng tinh xuyên qua hai đầu gối, biến thành hai tia nắng màu hồng mang âm MA (MA).
Tia nắng hồng xuyên qua hai đùi đến vùng xương chậu. Đến nơi rồi hóa thành tia nắng màu vàng, mang theo âm NI (NÏI).
Tia nắng vàng đi đến vùng dưới rốn 3 phân (Huyệt Đan Điền ) biến thành tia nắng màu xanh lục, mang theo âm BÁT (PAD).
Tia nắng xanh lục chầm chậm lan đến bụng dưới, tim, phổi, vùng trước ngực, rồi dừng lại ở vùng cổ họng, biến thành màu xanh da trời mang theo âm MÊ (ME).
Tia nắng xanh da trời phóng tới vùng đỉnh đầu, tràn ngập não bộ, đi đến giữa trán (Tam tinh). Đến đây tia nắng xanh da trời biếnt hành màu đen, khắp cả vùng đầu đều nghe được âm HỒNG (HÙMÏ).
Lập lại 06 âm của Thần chú, đủ 9 lần.

VI. Các Tay Ấn của Lục Tự Đại Minh Chú:
Theo phương thức phổ truyền thì Ấn quyết (Mudra) là một phương tiện khéo léo để giao tiếp với các năng lực siêu hình. Trong đó, bàn tay trái là tay biểu thị cho Định (Samàdhi), tay phải biểu thị cho TUỆ (Prajnõa), 05 ngón tay biểu thị cho 05 đại: Ngón út là Địa, ngón vô danh là Thủy, ngón giữa là Hỏa, ngón trỏ là Phong, ngón cái là Không.
Có truyền thống cho rằng: ngón út phải là Bố Thí, ngón vô danh phải là Trì Giới, ngón giữa phải là Nhẫn Nhục, ngón trỏ phải là Tinh Tiến, ngón cái phải là Thiền Định, ngón út trái là Tuệ, ngón vô danh trái là phương tiện, ngón giữa trái là Nguyện, ngón trỏ trái là Lực, ngón cái trái là Trí.
Hoặc có truyền thống thì tính ngược lại: 10 độ được phối trí từ tay trái qua tay phải, từ ngón út đến ngón  cái.
Thật ra, Mật Giáo chỉ là một trong các phương cách tu hành của Phật giáo nên đường lối hành trì dù có mang hình thức nào chăng nữa thì nó vẫn không thể rời xa khỏi Pháp nền tảng của Phật Đà. Do vậy, các Đàngiới (Manïdïala) Ấn quyết (Mudra) Linh phù (Yantra) Thần chú (Mantra) Đà La Ni (Dhàranïì – Tổng Trì) đều hàm chứa lý thú giải thoát hoặc bản nguyện Từ Bi phổ độ của chư Hiền Thánh trong Phật Đạo.
Nay chúng tôi xin trình bày một và tay ấn thông dụng của Lục Tự Minh Chú.
1) Liên Hoa Hợp Chưởng Ấn: (Padma Jàli Mudra)
Chắp hai tay lại sao cho mười đầu ngón tay dính vào nhau. Xong đặt trướng lông ngực biểu thị cho tư thế kính lễ (Namaskara) rồi tụng Lục Tự Minh Chú.
- Ý nghĩa: 05 ngón tay trái biểu thị cho 05 đại của chúng sinh, 05 ngón tay phải biểu thị cho 05 đại của Giác Ngộ giới. Chắp hai tay dính nhau biểu thị cho năng lực chẳng thể phân chia hai giới. Nếu năng lực này bị Tham Sân Si chi phối thì nó đưa chúng Hữu Tình đi vào cõi luân hồi, ngược lại năng lực này được Giới Định Tuệ điều khiển thì nó đưa người tu hành đến cõi giải thoát sinh tử.
Đây cũng là ý nghĩa là các Đạo sư Mật giáo thường nói: “Dâm, Nộ, Si chính là Giới, Định, Tuệ”
Nay chắp tay để trước ngực theo tư thế kính lễ, nghĩa là tôi xin một lòng từ bỏ cõi luân hồi, nguyện xin mau vào cõi giải thoát.
2) Bát Diệp Liên Hoa Ấn:
Chắp hai tay lại sao cho ở giữa hai lòng bàn tay có khoảng trống không (Hư Tâm hợp chưởng) rồi trì tụng hồng danh Quán Thế Âm. Từ từ mở các ngón vô danh, giữa, trỏ, ra giống như hoa sen nở thành 8 cánh, rồi trì tụng Lục Tự Minh Chú.
- Ý nghĩa: 02 tay chắp lại giữa trống không biểu thị cho ý nghĩa mỗi một chúng sinh vốn có Tâm Bồ Đề cực thanh tịnh. Trì tụng Hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu xin lực gia trì của ngài giúp cho ta phá vỡ màn Vô minh che lấp Bản Tâm.
- Mở các ngón tay thành hoa sen 08 cánh, biểu thị cho sự chuyển đổi Tâm phàm phu thành Tâm Thánh Nhân. Trì tụng Lục Tự Minh Chú để cầu xin mau chóng trực ngộ được Phật Trí vốn có trong Tâm của mình.
3) Ngũ Trí Quang Minh Ấn:
Ngửa 02 lòng bàn tay, cài chéo 08 ngón út, vô danh, giữa, trỏ sao cho bên phải đè bên trái. Lấy ngón cái phải đè lên mặt ngón út trái, ngón cái trái đè lên mặt ngón út phải, ngón trỏ phải móc đè lên mặt ngón giữa trái, ngón trỏ trái móc đè lên mặt ngón giữa phải, dựng đứng hai ngón vô danh. Trì tụng Lục Tự Minh Chú.
- Ý nghĩa: Dùng 05 Trí của Đức Phật, tịnh hóa 06 Tâm Thức phiền não căn bản để xa lìa sự kiện sinh trong 06 cõi.
4) Năng Sinh Phật Đỉnh Ấn:
Cài chéo 10 ngón tay với nhau trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, rồi nắm lại thành Quyền (Kim Cương Phật Ấn). Dựng đứng 02 ngón giữa cùng dính mặt nhau, co 02 ngón trỏ gác phía sau lưng 02 ngón giữa, dựng song song 02 ngón cái đặt ở lằn thứ hai của 02 ngón giữa. Trì tụng Lục Tự Minh Chú.
- Ý nghĩa: Kết Kim Cương Phật Ấn biểu thị cho sự quyết tâm cầu xin cõi giác ngộ hóa độ chuyển đổi Tâm chúng sinh. 02 ngón út biểu thị cho Nghiệp đức bên trong, 02 ngón vô danh biểu thị cho Đức Thuyết Pháp đoạn nghi, 02 ngón giữa biểu thị cho Pháp thể của Pháp Nhĩ căn bản, 02 ngón trỏ biểu thị cho Giới Tuệ thường hay khai mở Tâm Bồ Đề cho chúng sinh, 02 ngón cái biểu thị cho một Đức Thành Tựu của Pháp Giới Thể Tính Trí.
Trì tụng Lục Tự Minh Chú để cầu xin mau được khai mở Tâm Giác Ngộ.
5) Ngoại Phộc Thanh Liên Gia Trì Ấn:
Cài chéo 10 ngón tay bên ngoài, các mặt ngón bám trên lưng bàn tay rồi nắm lại thành quyền (Ngoại phộc ấn) dựng 02 ngón trỏ rồi hơi co lại sao cho đầu ngón chạm nhau giống như hình cánh sen, duỗi thẳng hai ngón cái song song nhau.
Dùng ấn này gia trì 04 nơi trên thân của mình là: Tim, Trán, Cổ họng, Đỉnh đầu. Mỗi nơi vừa kết ấn vừa tụng chú ‘OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – ADHISÏTÏHA SVAMÀMẠ” (Omï Manïi Padme Hùmï - Hãy gia trì cho con)
- Ý nghĩa: Hoa sen xanh (Nìla Padma) là loài hoa không có lá nên rất nhẹ, nếu bị ném xuống thì có thể bay mau.
Nay dùng Ấn này gia trì trên thân biểu thị cho sự cầu xin lực gia hộ để mau chóng vượt biển khổ mà sinh vào cõi Giác Ngộ.
 a) Phương pháp Tịnh hóa Tâm thức: có 04 năng lực
- Năng lực nương dựa: Nương tựa vào Trí tuệ đã được biểu lộ của Bản Tôn Quán Thế Âm.
- Năng lực hối tiếc: Luôn sám hối những hành động xấu xa đã phạm phải.
- Năng lực đối trị: Cương quyết chống lại và dũng mãnh từ bỏ những hành động xấu xa đó.
- Năng lực quyết định: Cương quyết không bao giờ lập lại những hành động xấu xa đó và luôn tìm cách thực hiện những hành động tốt lành.
Nhờ phát triển được 04 năng lực này thì Thân, Khẩu, Ý của hành giả sẽ mau chóng được thanh tịnh.
b) Phương pháp phát triển đức tin: có 04 giai đoạn
- Niềm tin trong sáng: Tin vào phẩm tính kỳ diệu của Bản Tôn Quán Thế Âm.
- Niềm tin mong mỏi: luôn luôn mong ước đạt được những phẩm tính hoàn hảo đó để hóa độ chúng sinh.
- Niềm tin xác tín: Luôn nghiên cứu tìm tòi cho đến khi biết chắc những phẩm tính của Quán Thế Âm Bồ Tát là có thật.
- Niềm tin không thể đảo ngược: biến đức tin trở thành một phần của bản thân mình, nghĩa là tin vững chắc rằng mình có thể đạt được những phẩm tính hoàn hảo ấy mà không có gì có thể làm cho mình mất đi niềm tin đó được.
Ngoài ra, khi trì tụng, hành giả cần phải có tâm chí thành thì mới có thể nhận được lực gia trì của Bản Tôn. Một khi đã tương ứng được phần nào lực gia trì của Bản Tôn thì mới có thể sử dụng các mẫu Thần chú sau để hoàn thành những hoạt động khác nhau.
VII. CÁC PHÁP QUÁN, ĐỊNH.
b) QUÁN TƯỞNG:
Tốt nhất là tưởng niệm hình tượng Quán Âm mà tự mình đã nhìn thấy. Quán tưởng trái tim của mình hoá thành vành trăng bắn ra một đường ánh sáng trắng bay lên hư không, biến hóa thành một TÔN Tự Tính Quán Âm, thân màu trắng khoác áo dài (Thiên y) trang sức bằng vật báu và anh lạc, ngồi trên đài sen, trang nghiêm hiền từ, có vô lượng ánh sáng trong suốt màu trắng bắn chiếu ra, có thể quán tưởng Lục Tự Đại Minh chú vây quanh Đức Quán Âm phóng tỏa ánh sáng.
c) Y THEO PHÁP KHÍ QUÁN ĐỈNH:
Nếu Đức Quán Âm có tay cầm viên Minh châu thì viên Minh châu hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.
Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Quyển Kinh thì Quyển Kinh hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.
Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Hoa sen thì Hoa sen hóa thành một sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.
Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Tịnh Bình thì Tịnh Bình cam lộ hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.
d) TỤNG TÂM CHÚ:
.) Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm chú:
“Úm Ma Ni Bái Mê Hồng” (108 lần)
( OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ )
.) Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm chú:
“Úm Ma Ni Bái Mê Hồng Xá” (108 lần)
(OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – SA)
Hai chú này đều thông dụng, nên chọn lựa một câu.
Quán tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thành một điểm nhỏ màu trắng nhập vào đỉnh khiếu (huyệt Bách Hội) thuận theo mạch chính giữa (Trung Mạch) đến ngồi ở đài sen trong trái tim của Hành giả, liền phóng lớn tương đương với màu giống của Thân Hành giả. Hành giả tức là Quán Thế Âm, Quán Thế Âm tức là Hành giả, không hai không khác.
 e) NHẬP ĐỊNH:
Vô tư vô niệm địa, nhập vào Tam ma địa của Quán Thế Âm Bồ Tát (Tay kết Định ấn).
Trọng điểm của Pháp này vẫn là quán tưởng mặt trên, có thể dùng Pháp khí cầm tay của Quán Âm rồi quán tưởng hóa thành ánh sáng. Nếu không có Pháp khí thì có thề dùng tay Ấn hóa thành ánh sáng.
 _ Một số vị Đạo Sư lại vận dụng màu sắc kèm theo hình thức vị trí của 6 chữ của Minh Chú để hình thành Pháp tu:
  .) Tức Tai (‘Sàntika) là Pháp làm tiêu trừ các loại bệnh nạn, việc ác của thân mình hoặc người khác. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu trắng
  .) Tăng Ích (Pusïtïika) là Pháp tu tăng ích về Trí Tuệ, Phước Đức, thọ mệnh cho mình và người khác. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu vàng.
  .) Kính Ái (Va’sikakaranïa) là Pháp tu cho mình và người khác được chư Phật, Bồ Tát gia hộ; hoặc muốn được Quân Vương và mọi người yêu thương giúp đỡ. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu đỏ.
  .) Giáng Phục (Abhicàruka) là Pháp tu chiết phục các nhóm ác, hoặc điều phục các người ác và Quỷ Thần. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu đen.
  .) Câu Triệu (Akarsïanïi) là Pháp triệu thỉnh Bản Tôn hay chư Quỷ Thần. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú là màu tạp sắc.
 Khi tu nhằm lợi ích cho mình và người khác thì phụng thờ và quán đồ hình là:

Khi Mật Giáo Tây Tạng du nhập vào Trung Hoa thì một số vị Đạo sư đã dạy cách tu TAM MẬT trong “Mật Tông Vô Thượng Du Già Song Thân Dục Lạc Đại Định", là:
a)Thân Mật: Kết Ấn (Đại Thủ ấn)
b)Khẩu Mật: Trì chú.
c)Ý Mật: Quán tưởng
d)Án Linh: miệng tụng “OMÏ  ÀHÏ  HÙMÏ” đỉnh lễ 03 lần.
Trước khi tu tập, xưng niệm hồng danh của Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát. Xong ngồi tập, đặt gót chân trái lót huyệt Hội Âm, gác chân phải lên chân trái, ngồi Bán Già, tay kết Định Ấn, hít thở và quán tưởng.
Hít thở từ mũi vào, dẫn hơi từ ẤN ĐƯỜNG xuống KHÍ HẢI, đưa vào trong HOÀNG ĐÌNH THẦN, thầm niệm “OMÏ”, tại chỗ đó thấy một hạt châu. Tiếp theo, trầm vai đưa hạt châu chạy vào trong ống giữa thân lên tới TRUNG HUỲNH ĐÌNH, thấy hạt châu sáng lên trong ống màu đỏ, bọc bên ngoài hạt châu và bên ngoài ống đỏ còn một ống trắng sáng (02 ống đồng tâm, ống trắng ngoài, ống đỏ trong, hạt châu ở chính giữa thầm đọc “MANÏI”. Thấy hạt châu sáng rực rồi từ từ ngay ống giữa thân đi theo đường xuyên Tam Điền qua cổ họng đi thẳng qua Bách Hội thành búp sen màu đỏ. Hạt châu lên đến Bách Hội thì búp sen nở thành hoa sen 7 cánh, trên có một vị Phật phóng tỏa hào quang (Đức Phật nào cũng được, tùy ý thích), thầm niệm “ PADME”, xong thở ra ẤN ĐƯỜNG, thầm niệm “HÙMÏ”.
Xong làm lại như trên 12 lần (01 chu kỳ là 12 lần). Tùy theo sức, thực hiện mấy chu kỳ cũng được.
Tự Tâm đồng thời quán tưởng, miệng tụng Lục Tự Minh Chú “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG” – OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ. Phản quán Tự Tánh, chiếu Tam luân không tịch: Không người tạo tác, không người lãnh thọ, không sự tạo tác.
Điều cần nhớ là trong khi trì niệm Lục Tự Minh Chú, hành giả phải luôn luôn nghĩ đến Đức Quán Thế Âm Bồ Tát như là Ngài đang hiện diện trong nội tâm mình chứ không phải bên ngoài. Bất cứ sự mong cầu quyền lực nào bên ngoài đều là những vọng niệm cần phải loại trừ vì không có uy lực nào bên ngoài có thể giúp chúng ta thành Phật được, ngay chính sự mong cầu điều gì dù là sự bình yên, niềm phước lạc cũng là vọng niệm rồi. Thực tế, Bồ Tát là đặc tính Từ Bi thanh tịnh của Tâm và chúng sinh là đặc tính Tham trước uế trược của Tâm. Cho nên, chính năng lực đưa chúng sinh vào 03 nẻo 06 đường cũng chính là năng lực giúp chúng sinh vượt thoát vòng sinh tử luân hồi. Do ý nghĩa này, Mật Tông Phật Giáo nhấn mạnh rằng “Dâm, Nộ, Si chính là GIỚI, ĐỊNH, TUỆ và Phiền Não cũng chính là Bồ Đề”.
Ngoài ra, một công phu tu tập siêng năng vẫn chưa đủ mà còn phải chú trọng việc mở mang Trí Tuệ qua việc tham cứu học hỏi mọi Giáo lý và Mật Điển, nắm vững đạo lý Nhân Quả, thường xuyên gieo trồng phước báo công đức, luôn làm lành lánh dữ, rèn luyện Tâm ý cho trong sạch để hỗ trợ cho Pháp tu và cần nhất là luôn thực hiện 03 điều nòng cốt của con đường giải thoát sinh tử là : sự từ bỏ, chính kiến về Tính Không và phát tâm Bồ Đề.
Khi Pháp “Tịnh Hóa Lục đạo” được thành tựu thì Tâm ý của hành giả đã vượt khỏi các Tâm phàm phu, dứt trừ được mọi ô nhiễm che lấp thân tâm và thực nhận được Giác Tính cực thanh tĩnh vốn có xưa nay, tức là chứng ngộ được Tâm Bồ đề. Trong thực tế, thì thành quả này chỉ có ở cuối quá trình tinh cần tu tập Thiền Định Ba La Mật (Dhyàna Pàramita) còn bình thường thì phương pháp này chỉ giúp cho hành giả được vãng sinh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Vì thế, các Đạo sư Mật Tông Tây Tạng thường làm pháp tu luyện này cho người chết đồng thời nhất tâm quán tưởng rằng sau khi tác Pháp xong, tất cả nghiệp của họ đều thanh tịnh và thân xác họ, bản thể họ tan thành ánh sáng rực rỡ hòa nhập vào ánh sáng đỏ rực của Đức Phật Vô Lượng Quang (Amitàbha) đang tỏa rộng ở phương Tây. Dựa vào ý nghĩa này, các giáo đồ Phật giáo Tây Tạng thường hướng về Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát, xưng tụng “Lục Tự Minh Chú” để cầu nguyện cho mình (hay cho người chết) được vãng sinh về Thế giới Cực Lạc.
Tóm lại, khi trì niệm “OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ” hành giả tự an trụ Tâm Trí trong Pháp Thiền Định quán tưởng nhằm chặn đứng sự lao xao cuồng động của Tâm Trí cho đến khi cuồng tâm ngưng lại thì lúc ấy hành giả tự chứng ngộ được bản tâm thanh tịnh vô nhiễm trước vốn có nơi mình, nghĩa là chứng ngộ được Phật Tính bất sinh bất diệt đang tiềm ẩn trong Tâm Thức sinh diệt vậy.

No comments: